Top 4 ngân hàng mở thẻ tín dụng tốt nhất 2020.

Thẻ tín dụng là công cụ thanh toán tiện lợi, nhanh chóng mang nhiều lợi ích thiết thực. Tuy nhiên để tận dụng tốt các tiện ích đồng thời tránh sa vào vòng xoay nợ nần, người dùng cần trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết và sử dụng thẻ phù hợp. Vậy:

Thẻ tín dụng là gì?

Là loại thẻ cho phép người dùng rút tiền từ ngân hàng ở mức cho phép để thực hiện các giao dịch thanh toán mà không cần tài sản thế chấp. Đây thực chất là một hình thức vay tín chấp tiêu dùng. Tuy nhiên nếu chủ thẻ thanh toán số tiền gốc trong vòng 45 ngày sẽ không bị tính lãi. Còn quá thời gian này sẽ chịu lãi suất theo quy định tương tự như một khoản vay.

Lợi ích khi sử dụng thẻ:

  • Có thể thấu chi: Chủ thẻ được phép chi tiêu trước, trả tiền sau với bất kỳ giao dịch nào như: Mua sắm trực tuyến, đặt vé máy bay, thanh toán hóa đơn…. Giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức tìm nguồn tiền.– 

  • Thanh toán tiện lợi: Thẻ giúp bạn thanh toán tất cả các giao dịch một cách chủ động và nhanh chóng. Do được chấp nhận ở hầu hết các cửa hàng, trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng… hay thậm chí cả tiền điện nước, tiền đặt hàng trên website mang đến sự thuận lợi mà không cần phải mang theo tiền mặt.

  • Quản lý chi tiêu: Sử dụng thẻ ngân hàng sẽ gửi sao kê về các khoản giao dịch hàng tháng. Qua đó bạn có thể theo dõi được các khoản chi tiêu của mình và hoạch định tài chính hợp lý hơn trong tương lai.

  • Nhận được nhiều ưu đãi: Các ngân hàng đều triển khai rất nhiều ưu đãi cho khách hàng mở thẻ như chiết khấu đặt vé máy bay, phòng khách sạn, giảm giá khi mua hàng hóa…

The-tin-dung

 

Tuy nhiên thẻ tín dụng cũng có hạn chế nhất định:

Bên cạnh những lợi ích lớn vẫn có nhiều bất lợi mà chủ thẻ cần nắm được để có kế hoạch chi tiêu phù hợp:

  • Lãi suất quá hạn: Hầu hết các ngân hàng đều miễn lãi suất 45 ngày kể từ ngày khách hàng đã vay. Tuy nhiên, sau 45 ngày nếu không trả số tiền đó sẽ bị tính lãi suất. Điều này sẽ khiến khách hàng chẳng may đang ở tình trạng khó khăn sẽ khó chi trả hơn.

  • Mất tiền khi mất thẻ: Đây là một bất lợi rất lớn cho chủ thẻ, nếu chẳng may mất thẻ kẻ gian sẽ lợi dụng và thực hiện các khoản giao dịch bất chính vì thẻ tín dụng không yêu cầu mật khẩu và các website thương mại điện tử không yêu cầu mã OTP.

  • Chi tiêu quá đà: Việc vay tiền quá dễ dàng dễ khiến bạn chi tiêu mất kiểm soát và mắc nợ ngân hàng số tiền lơn. Nếu không có khả năng chi trả sớm, cộng dồn lãi suất trong thời gian dài sẽ khiến bạn càng khó hoàn trả hơn.

Như vậy có rất nhiều lợi ích cho chủ thẻ, tuy nhiên nó sẽ dẫn đến một số bất lợi nếu người sử dụng không có kế hoạch tiêu dùng thông minh. Vì vậy, nếu là một nhà tiêu dùng thông thái thì mở thẻ tín dụng là giải pháp rất hữu hiệu, giúp bạn giảm được rất nhiều gánh nặng về tài chính.

Vậy cách thức mở thẻ như thế nào và thủ tục ra sao?

Điều kiện và hồ sơ mở thẻ tín dụng:

1. Điều kiện chung:

Để được cấp hạn mức, chủ thẻ cần đạt những yêu cầu cơ bản sau:

Là công dân Việt Nam hoặc nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam

Đủ 18 tuổi trở lên ở thời điểm nộp hồ sơ

Có công việc ổn định với thu nhập từ 4.500.000 đồng/ tháng trở lên (tùy từng loại thẻ, ngân hàng mà có quy định riêng).

2. Hồ sơ cần thiết:

Loại thẻ này cũng tương tự như một khoản vay, do đó hồ sơ cần đảm bảo những yếu tố có tính pháp lý chứng minh khả năng tài chính:

a. Hồ sơ nhân thân, tình hình tài chính:

Chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu

Sổ hộ khẩu/ Bằng lái xe

Sổ đăng ký tạm trú dài hạn/ sao kê lương/ sao kê thẻ tín dụng/ hóa đơn dịch vụ

Chứng minh công việc:

Hợp đồng lao động

Giấy đăng ký kinh doanh

Quyết định bổ nhiệm/ tăng lương

Chứng minh tài chính:

Sao kê lương

Phiếu lương/ bảng lương/ xác nhận lương đối với khách hàng đang làm việc tại cơ quan nhà nước

Hợp đồng bảo hiểm và hóa đơn

Hình ảnh thẻ và sao kê thẻ tín dụng của ngân hàng khác

b. Hồ sơ tài sản đảm bảo:

Trường hợp bạn mở thẻ không chứng minh tài chính thì tài sản thế chấp sẽ là hồ sơ để chuẩn bị cần mở thẻ. Ví dụ: Sổ đỏ/ sổ hồng, thẻ tiết kiệm, giấy đăng ký xe…

Làm thế nào để mở thẻ tín dụng?

Khi đã đáp ứng đủ điều kiện, khách hàng có thể mở thẻ theo 2 cách: trực tiếp tại ngân hàng và đăng ký online.

1. Trực tiếp tại ngân hàng

  • Khách hàng ra trực tiếp tại quầy giao dịch vủa ngân hàng mà mình muốn mở thẻ và trao đổi với ngân hàng/ tổ chức tín dụng về nhu cầu mở thẻ của mình.

  • Nhân viên giao dịch sẽ tư vấn về quyền lợi khi sử dụng thẻ và những hồ sơ cần chuẩn bị để phục vụ việc mở thẻ.

  • Chuẩn bị cung cấp đầy đủ hồ sơ theo tư vấn gồm: Mẫu đơn đăng ký phát hành thẻ tín dụng và các hồ sơ chứng minh liên quan (như phần hồ sơ cần chuẩn bị bên trên).

  • Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sẽ thẩm định, kiểm tra tính pháp lý, chính xác của hồ sơ mà khách hàng cung cấp, dựa vào đó để đưa ra quyết định phát hành thẻ với hạn mức là bao nhiêu.

  • Thời gian nhận thẻ thường sau 2 – 3 ngày.

mo_The-tin-dung

2. Mở thẻ online:

Dựa trên nền tảng công nghệ, hiện nay có rất nhiều ngân hàng hỗ trợ mở thẻ tín dụng online tại nhà mà không cần mang hồ sơ đến quầy giao dịch của ngân hàng.

  • Gõ từ khóa “mở thẻ tín dụng + tên ngân hàng”, ví dụ mở thẻ tín dụng VP Bank/SHINHAN Bank/SaccomBank/VIB Bank…

  • Truy cập vào trang web mở thẻ và điền các thông tin yêu cầu

  • Gửi hồ sơ đã khai báo, hệ thống mở thẻ online sẽ chuyển đến ngân hàng và ngân hàng sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ khách hàng và tiến hành phát hành thẻ.

  • Sau 2 – 3 ngày, bạn đến ngân hàng để nhận thẻ hoặc thẻ sẽ được chuyển về địa chỉ mà bạn cung cấp.

Hầu hết các ngân hàng đều làm thủ tục rất nhanh gọn, sau khi có đầy đủ hồ sơ ngân hàng sẽ phê duyệt và phát hành thẻ muộn nhất là trong 3 ngày làm việc.

3. Điều kiện mở thẻ tín dụng của một số ngân hàng:

 

 

 

 

–         Đủ 18 tuổi trở lên, có hộ khẩu thường trú trên địa bàn mà ngân hàng hoạt động

–         Cá nhân ở những tỉnh, Tp trực thuộc trung ương thu nhập: tối thiểu 7 triệu / tháng; những tỉnh khác tối thiểu 5 triệu/ tháng.

–         Cá nhân là chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải hoạt động ít nhất 2 năm, thu nhập tối thiểu 7 triệu/ tháng ở tỉnh, Tp trực thuộc trung ương và 5 triệu/ tháng ở tỉnh khác.

Thẻ phụ: Cá nhân 18 tuổi trở lên (với cá nhân trên 15 tuổi, dưới 18 tuổi phải được người đại diện pháp luật chấp nhận)

Đăng ký mở thẻ Sacombank tại đây:

https://www.sacombank.com.vn/

 

 

 

–         Là công dân Việt Nam hoặc nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam từ 22 – 60 tuổi.

–         Thẻ tín dụng Vp Bank có những loại thẻ sau:

+ Vpbank MasterCard MC2: Thu nhập tối thiểu 4.5 triệu/tháng. hạn mức tối đa 70 triệu, được phát hành 3 thẻ phụ

+ VP Lady: Thu nhập tối thiểu là 7 triệu đồng/tháng, hạn mức tối đa 500 triệu, được phát hành 5 thẻ phụ

+ Vpbank StepUp: Thu nhập tối thiểu 7 triệu/tháng, hạn mức tối đa 500 triệu đồng.

+ Vpbank MasterCard Platinum: Thu nhập tối thiểu 15 triệu đồng, hạn mức 1 tỷ đồng

+ Vietnam Airlines- Vpbank MasterCard Platinum: Thu nhập tối thiểu 15 triệu đồng, hạn mức 1 tỷ đồng, được phát hành 3 thẻ phụ.

Đăng ký mở thẻ VPbank tại đây:

https://www.vpbank.com.vn/

 

 

–         Là công dân Việt Nam hoặc nước ngoài đang sống tại Việt Nam

–         Có tài khoản ngân hàng tại Shinhan Bank

–         Thu nhập hàng tháng tối thiểu 8 triệu/ tháng

–         Cá nhân là chủ động kinh doanh phải đạt mức thu nhập từ 10 triệu VND và kèm theo đó là giấy chứng nhận hoạt động từ 2 năm trở lên.

–         Đối với cá nhân người nước ngoài phải có tài khoản tiết kiệm, tiền gửi đảm bảo tại ngân hàng Shinhan Bank.

–         Cá nhân người nước ngoài là chủ độ kinh doanh phải có thu nhập tối thiểu 50 triệu/ tháng và giấy xác nhận hoạt động từ 2 năm trở lên.

Điều kiện mở thẻ tín dụng Shinhan Bank còn tùy thuộc vào từng loại thẻ sau:

+ Thẻ bạch kim: Thu nhập tối thiểu 20 triệu đồng/ tháng, hạn mức thẻ 1 tỷ đồng.

+ Thẻ Visa Vàng: Thu nhập tối thiểu 5 triệu đồng/ tháng, hạn mức thẻ 500 triệu đồng.

+ Thẻ Chuẩn: Thu nhập tối thiểu 5 triệu đồng/ tháng, hạn mức thẻ 100 triệu đồng.

+ Thẻ Visa cá nhân E-card: Thu nhập tối thiểu 8 triệu đồng/ tháng, hạn mức 500 triệu đồng.

Đăng ký mở thẻ Shinhan bank tại đây:

https://shinhan.com.vn/

 

–         Khách hàng phải đủ 18 tuổi trở lên

–         Lịch sử tín dụng tốt, không có nợ xấu ít nhất 2 năm

–         Thu nhập tối thiểu hàng tháng:

+ Đối với cá nhân: Thẻ VIB Calssic tối thiểu 6 triệu/ tháng; thẻ VIB Gold 8 triệu/ tháng; thẻ VIB Platinum 15 triệu/ tháng.

+ Đối với doanh nghiệp:  thẻ VIB Classic/Gold từ 12 triệu/ tháng; thẻ VIB Platinum từ 15 triệu/ tháng.

+ Đối với người nước ngoài đang sống tại Việt Nam: Thu nhập tối thiểu 45 triệu/ tháng.

+ Đối với cá nhân không cần chứng minh thu nhập: Phải có sổ tiết kiệm hoặc tài sản đảm bảo hay hợp đồng có giá trị tiền gửi đáp ứng quy định của ngân hàng VIB.

Đăng ký mở thẻ tại đây:

https://www.vib.com.vn/

Các loại phí đi kèm khi sử dụng thẻ tín dụng:

Phí thường niên: Là phí dịch vụ hàng năm để duy trì thẻ hoạt động và những lợi ích mà thẻ mang lại. Phí này được tính kể từ ngày kích hoạt thẻ.

Phí rút tiền mặt: Bạn có thể rút tiền mặt thẻ tín dụng tại các điểm ATM giống như thẻ ATM. Mỗi lần rút tài khoản sẽ bị trừ một khoản phí nhỏ là phí rút tiền mặt.

Phí chậm thanh toán: Trong vòng 45 ngày kể từ ngày “vay” nếu không thanh toán đủ số tiền vay đó chủ thẻ sẽ phải trả một khoản phí thanh toán chậm. Trường hợp nếu bạn quên thanh toán, các khoản phí phát sinh sẽ chuyển thành số dư nợ thẻ và ảnh hưởng xấu đến điểm tín dụng của bạn.

lam_The-tin-dung

 

Một số câu hỏi về thẻ tín dụng:

  1. Một người có nên mở được nhiều thẻ không?

Khi có càng nhiều thẻ tín dụng bạn sẽ khó kiểm soát chi tiêu của mình cũng như mất thêm nhiều khoản phí khác khi dùng thẻ. Vì vậy chỉ nên có tối đa 2-3 thẻ tín dụng tùy khả năng chi trả.

  1. Nếu không thanh toán đầy đủ hay quá hạn thanh toán điều gì sẽ xảy ra?

Nếu thanh toán quá hạn bạn sẽ chịu chi phí thanh toán chậm và lãi suất theo số tiền mà bạn nợ. Trường hợp quá hạn trong thời gian dài, thẻ tín dụng của bạn sẽ rơi vào nhóm nợ xấu và ảnh hưởng đến điểm tín dụng sau này.

  1. Làm thế nào để được tăng hạn mức tín dụng?

Bạn đến ngân hàng điền vào mẫu đăng ký tăng hạn mức tín dụng, dựa vào bảng sao kê thu nhập và lịch sử tín dụng mà ngân hàng sẽ tăng mức hạn cho bạn.

  1. Có thể mở thẻ tín dụng ở đâu?

Hiện nay có rất nhiều ngân hàng phát hành thẻ tín dụng bạn có thể mở như: Thẻ tín dụng BIDV, thẻ tín dụng Fe Credit,  thẻ tín dụng Techcom bank, thẻ tín dụng HSBC, thẻ tín dụng Home Credit, MCredit,.. với nhiều ưu đãi và thủ tục mở thẻ đơn giản.

  1. Làm thế nào để thanh toán?

Thanh toán tự độngBạn duy trì số dư trong tài khoản bằng nhiều hơn số dư nợ trong sao kê, đăng ký với ngân hàng dịch vụ trừ tiện tự động qua tài khoản. Đến kỳ số dư sẽ được trả bằng số tiền có trong thẻ.

Thanh toán tiền mặtCó thể nộp trực tiếp tại ngân hàng hoặc cây ATM tự động.

Chuyển khoản: Chủ thẻ chuyển khoản bằng dịch vụ Internet Banking hoặc thanh toán tại máy ATM.

Thanh toán từ ngân hàng khácChuyển khoản từ ngân hàng khác đến tài khoản thẻ của ngân hàng mà mình sử dụng.

6. Mất thẻ cần làm gì?

Khi mất thẻ tín dụng kẻ gian rất dễ lợi dụng để thanh toán các giao dịch bất chính. Vì thế, khi phát hiện mất thẻ chủ thẻ cần gọi tới ngân hàng và thông báo về việc mất thẻ. Bạn nên cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản, giao dịch cuối cùng,… để yêu cầu ngân hàng khóa tài khoản tránh bị thiệt hại không mong muốn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên báo ngay cho công an để tránh trường hợp kẻ gian trộm thông tin cá nhân làm việc bất chính.

  1. Thẻ tín dụng có phải là thẻ ghi nợ?

Đều là phương thức thanh toán quốc tế thay cho tiền mặt, nhưng giữa chúng có sự khác nhau:

  • Thẻ tín dụng: Thanh toán trước, trả tiền sau, có thể thanh toán quá hạn mức thẻ

  • Thẻ ghi nợ: Thanh toán trực tiếp, số tiền thanh toán bị trừ trực tiếp vào số tiền có trong tài khoản, không thể chi tiêu quá số tiền có trong thẻ.

8. Khi sử dụng thẻ cần chú ý điều gì?

Để đảm bảo kiểm soát tài chính tốt hơn, bạn nên:

– Ký vào mặt sau của thẻ giúp hạn chế tình trạng mất tiền khi thẻ vào tay kẻ xấu. Nơi sử dụng thẻ để thanh toán có thể đối chiếu chữ ký trên thẻ để biết bạn có thực sự là chủ thẻ hay không.

– Lưu ý kỳ hạn thanh toán: Bạn cần lưu ý thanh toán trong vòng 45 ngày để tránh bị tính lãi suất và phí trả chậm…

– Lưu giữ hóa đơn thanh toánsao kê chi tiêu: Lưu giữ hóa đơn giúp bạn trong trường hợp gặp vấn đề thắc mắc có thể giải quyết nhanh chóng.

– Không cung cấp số thẻ tín dụng cho người khác để tránh người xấu thực hiện giao dịch bất chính và đánh cắp thông tin.

Không sử dụng thẻ tín dụng như thẻ ATM: Không nên rút tiền thẻ tín dụng như thẻ ATM vì mức phí rút tiền của thẻ tín dụng khá cao (khoảng 1 – 4%). Vì vậy chỉ trường hợp thực sự cần thiết mới nên rút.

Những người tiêu dùng thông thái sẽ biết cách tận dụng những tiện ích của thẻ và ngăn ngừa các rủi ro khi thanh toán bằng tiền mặt. Ngược lại, nếu sử dụng một cách mất kiểm soát, rất dễ khiến bạn rơi vào vòng xoáy nợ nần. Vì vậy, khi dùng thẻ tín dụng cần “nằm lòng” những nguyên tắc quan trọng và cân đối tài chính bằng nhu cầu vay với khả năng trả nợ.